BÀI HỌC TỪ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ CỦA “KẺ THỐNG TRỊ” NGÀNH NỘI THẤT – IKEA
IKEA được biết đên là một doanh nghiệp quốc tế chuyên bán lẻ đồ nội thất, lắp ráp, thiết bị và phụ kiện lớn nhất thế giới. Với bề dày lịch sử phát triển từ năm thành lập 1943, IKEA đã thống lĩnh thị trường toàn cầu với 458 cửa hàng tại hơn 60 quốc gia trên khắp các châu lục.
Nguyên tắc hoạt động của IKEA là cung cấp nội thất với thiết kế bắt mắt với tính ứng dụng cao nhưng ở mức giá thấp nhằm thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt. Mục tiêu đó luôn được chia sẻ tới mọi hoạt động kinh doanh của IKEA, từ chuỗi cung ứng, kho hàng cho đến hoạt động marketing và bán hàng.
Để cung cấp những sản phẩm ở mức giá phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, IKEA đã tối ưu chi phí trong việc thiết kế sản phẩm. Sản phẩm nội thất của IKEA được đánh giá cao với chi phí bảo trì thấp nhưng vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Những thiết kế của IKEA được giới chuyên gia đánh giá rất cao với chi phí bảo trì thấp, tính ứng dụng cao nhưng vẫn giữ tính hiệu quả trong vận chuyển, chất lượng sản phẩm và cả ảnh hưởng đến môi trường. Trong năm 2021, IKEA đã cho ra mắt bộ sưu tập “The Trash Collection 2021” lấy cảm hứng từ rác thải. Các nhân viên của IKEA đã thu gom rác thải đồ nội thất cũ ở nhiều nơi và mang về sửa chữa. Khách hàng phản ứng rất tích cực với bộ sưu tập, bằng chứng là IKEA đã bán hết sạch các sản phẩm chỉ trong một thời gian ngắn.
Một bí quyết đằng sau sự thành công của IKEA chính là chính sách tiết kiệm chi phí nhân công, ví dụ như bỏ qua lớp sơn phủ ở mặt dưới của chiếc bàn. Các sản phẩm đồ nội thất của IKEA đa số đều áp dụng chính sách tự lắp đặt nhằm cắt giảm chi phí kho bãi và vận chuyển.
Bên cạnh đó, nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, IKEA đã xây dựng chiến lược hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu và xưởng sản xuất. Những đối tác này hỗ trợ đáng kể trong việc cắt giảm chi phí cho IKEA. IKEA hiện đang thu mua nguyên vật liệu từ hơn 1.800 nhà cung cấp trên khắp 50 quốc gia. Không những khơi dậy sự cạnh tranh giữa các đối tác nhằm đem lại nhiều đơn hàng nguyên vật liệu với chất lượng cao, IKEA còn chủ động ký kết các hợp đồng dài hạn với số lượng lớn để đẩy giá đến mức tối thiểu.
Về khâu đóng gói sản phẩm, sản phẩm của IKEA được đóng gói trong các thùng carton dẹp nhằm giảm không gian rỗng khi vận chuyển. Phương pháp đóng góp góp phần tiết kiệm tối đa không gian lưu trữ, đặc biệt khi xếp lên các kệ hàng. Tất cả chi phí nhiên liệu và tồn kho sẽ chuyển vào túi của khách hàng.
Nhìn chung, chiến lược định vị của IKEA thành công nhờ vào định giá sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. Qua chiến lược định vị của thương hiệu IKEA, PureHigh hi vọng các anh/ chị có thể học hỏi và vận dụng vào doanh nghiệp của mình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp từ LinkedIn, Brands Vietnam, Navee Asia